Trẻ Ăn Ngậm Phải Làm Sao? Biện Pháp Nào Để Cải Thiện?

Trẻ Ăn Ngậm Phải Làm Sao? Biện Pháp Nào Để Cải Thiện?

Một bữa ăn kéo dài 2 đến 3 tiếng khiến mẹ và bé cùng mệt mỏi, nguyên nhân do đâu khiến bé biếng ăn hay ngậm? Hãy cùng tìm hiểu bé ăn hay ngậm do đâu và cách xử lý.

1. Nguyên nhân khiến bé hay ăn ngậm

Để “tạm biệt” tình trạng bé hay ăn ngậm, không chịu nhai nuốt thức ăn thì điều đầu tiên các mẹ cần làm đó là phải nắm được các nguyên nhân khiến bé ăn ngậm để nhanh chóng tìm được cách khắc phục hiệu quả. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé ăn hay ngậm. Các bậc cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến bé hay ăn ngậm để có hướng xử trí hợp lý, nếu cần thiết thì nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Các nguyên nhân khiến bé ăn hay ngậm bao gồm:

  • Do đồ ăn dai cứng, mùi vị nhạt nhẽo, quá nguội, tanh, ăn mãi một mùi vị, một dạng thức ăn,…
  • Trẻ mắc bệnh khiến trẻ khó nuốt, mệt mỏi, không muốn ăn như mọc răng, sưng lợi, các bệnh viêm họng, trẻ ốm mệt trong người, nhiệt miệng…

  • Trẻ có thói quen lười nhai do được ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu. Khi bé không chịu nhai đồng nghĩa với việc men tiêu hóa sẽ không được kích thích và bài tiết đủ làm cho trẻ biếng ăn và hay ngậm khi ăn.

  • Thiếu vi chất dinh dưỡng: Khẩu phần ăn thiếu cân đối, chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm khiến trẻ bị thiếu các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm, magie, lysine, chất xơ, đặc biệt là vitamin nhóm B làm trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng.

  • Trẻ không tập trung với bữa ăn, vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, nghịch điện thoại,… nên quên mất việc nhai thức ăn.

  • Ngoài ra, cha mẹ vì quá nôn nóng nên đã quát mắng và ép bé ăn quá nhiều trong một bữa khiến trẻ “phản kháng” bằng cách ngậm thức ăn.

Nguyên nhân nào khiến bé ăn hay ngậm, chán ăn, biếng ăn

2. Cách xử lý trẻ biếng ăn, ăn ngậm

Bé ăn hay ngậm phải làm sao là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh có con nhỏ hay ăn ngậm. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng về cách xử lý giúp các bậc cha mẹ đánh tan nỗi lo bé ăn hay ngậm.

2.1 Mạnh dạn để trẻ đói

Một tuyệt chiêu để trị bé ăn hay ngậm thức ăn, biếng ăn, không chịu nuốt chính là để trẻ đói. Khi đói bé sẽ đòi ăn và lúc đó quá trình ăn trở nên dễ dàng hơn, ngon miệng hơn. Nếu trẻ ngậm lâu, không chịu nuốt, mẹ nên dọn ngay đồ ăn của bé đi và có thể cho con ăn lại sau khoảng 1-2 tiếng.

Để trẻ có cảm giác đói, mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn vặt nhiều trong ngày nhất là những thực phẩm gây khó tiêu và không ép trẻ ăn quá nhu cầu. Đồng thời, mẹ cần điều chỉnh giờ ăn sao cho bụng trẻ kịp tiêu hóa thức ăn. Theo lời chuyên gia mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

2.2 Cho trẻ dùng bữa cùng gia đình

Trẻ nhỏ có đặc điểm rất thích quan sát và bắt chước hành động của người lớn xung quanh. Nếu trẻ đã biết ngồi ghế, bố mẹ nên để bé ngồi ăn cùng bàn với các thành viên trong gia đình. Trong bữa ăn, mọi người trong gia đình có thể hướng dẫn trẻ cách lấy thức ăn bỏ vào đĩa, đút lên miệng. Bên cạnh đó, tích cực khích lệ và động viên khi bé ngồi ăn ngoan, nuốt tốt.

Giúp con chủ động tự ăn uống khi dùng bữa cùng gia đình

2.3 Ăn dặm đúng cách

Một điều rất quan trọng mà nhiều mẹ thường không để ý là cho bé ăn dặm đúng độ tuổi. Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và ăn hay ngậm. Thêm vào đó, việc mẹ chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi của bé làm bé không chịu nuốt. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ ăn đúng cấu trúc như sau:

- Trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ là bột sánh.

- Trẻ giai đoạn 7-11 tháng tuổi: thức ăn nên được ninh mềm, nghiền sơ để trẻ có thể tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt.

- Trẻ 12-15 tháng tuổi: Mẹ chỉ cần nấu thức ăn sao cho mềm, cắt to khoảng 0,5 cm, dài 2 – 3 cm đủ để con có thể tự nhai được.

2.4 Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để cải thiện trẻ biếng ăn hay ngậm

Cách cho trẻ ăn ít ngậm hơn chính là chia nhỏ các bữa ăn. Chia nhỏ bữa ăn sẽ làm cho dạ dày trẻ không bị đầy từ đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động ổn định hơn. Đồng thời, bé sẽ không bị ngán khi phải ăn quá nhiều một lúc, có cảm giác thèm ăn hơn.

2.5 Thay đổi thực đơn, trang trí món ăn đẹp mắt

Một trong những cách khơi gợi hứng thú của bé với đồ ăn hiệu quả nhất chính là trình bày món ăn thật bắt mắt và hấp dẫn. Mẹ có thể dùng những loại rau củ có màu sắc rực rỡ, cắt tỉa hoặc sắp xếp thành những hình thù ngộ nghĩnh theo sở thích của bé.

Đa dạng thực đơn mỗi ngày, mỗi bữa cho bé, mẹ cần lên danh sách cụ thể từng món ăn mỗi ngày để tránh lặp lại nhiều lần kèm theo tham khảo các cách chế biến mới lạ để đổi khẩu vị cho trẻ.

2.6 Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hạn chế trẻ biếng ăn hay ngậm

Đây là một trong những sai lầm của các phụ huynh khi cho con ăn. Việc trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, ipad sẽ khiến bé mất tập trung vào việc ăn uống, dẫn tới ngậm thức ăn thường xuyên hơn. Thay vào đó, cần tập thói quen cho bé, phải tập trung ăn cho đến khi xong mới được làm việc khác. Trong lúc con ăn, mẹ có thể khuyến khích bé bằng cách kể chuyện vui, động viên và khen con giỏi để bé nuốt nhanh hơn.

Trang trí món ăn giúp bé ăn ngon hơn (hình minh họa)

2.7 Không thúc ép con ăn

Mỗi giai đoạn khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng như ăn uống của trẻ khác nhau. Vì vậy, ở thời điểm này con biếng ăn nhưng ở thời điểm khác con sẽ ăn nhiều. Do đó, mẹ không nên thúc ép con, việc thúc ép sẽ khiến con trẻ có tâm lý sợ hãi càng làm cho tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý, chất lượng bữa ăn quan trọng hơn số lượng. Thay vì mẹ cho con ăn nhiều nhưng giá trị dinh dưỡng ít, mẹ nên cho con ăn ít mà giá trị dinh dưỡng nhiều. Như vậy, con vừa hấp thu được nhiều dinh dưỡng, vừa không bị đầy bụng, khó chịu. 

2.8 Hạn chế uống nước khi ăn

Nhiều phụ huynh thường cho bé uống nước sôi hoặc nước canh trong quá trình ăn để con nuốt nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bé uống kèm lượng nước vừa đủ để tránh làm bé no bụng. Đồng thời cũng không nên áp dụng lâu dài bởi chúng sẽ khiến bé lười nhai, không tốt cho đường tiêu hóa.

3. Cách chăm sóc khi trẻ bị biếng ăn

  • Điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng tuổi.

  • Sắp xếp hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ: 2 bữa chính nên cách nhau khoảng 3 - 4 giờ, bữa chính cách bữa phụ khoảng 2 giờ.

  • Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thường xuyên thay đổi món ăn và chọn món trẻ ưa thích. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ các mẹ cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ yêu thích.

  • Nếu trẻ có phản xạ sợ khi nhìn thấy thức ăn, cần phải cắt dần phản xạ đó bằng cách không ép trẻ mà cho trẻ chơi, làm quen dần với dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn.

  • Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn. Không nên quá chăm chút để trẻ phải ăn riêng trong khi trẻ có khả năng ăn cùng mâm với gia đình. Không khí vui vẻ, đầm ấm trong bữa cơm gia đình sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

  • Luôn luôn cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi như xem hoạt hình, chơi điện tử,... không nên cho trẻ ăn quà vặt.

  • Không nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn vì có thể bữa này trẻ ăn ít bữa sau trẻ sẽ ăn bù.

  • Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính sẽ làm cho trẻ giảm cảm giác ăn ngon miệng.

  • Không được để trẻ nhịn đói vì nhiều người cho rằng để trẻ đói quá sẽ phải ăn, nhưng thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.

  • Cho trẻ vận động nhiều ngoài trời làm bé có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.

Cho trẻ vận động tiêu hao năng lượng để cảm thấy đói và ăn ngon hơn

4. Bổ sung sữa giúp trẻ ăn ngon phát triển cao lớn

Ngoài việc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn khi bé ăn hay ngậm, biếng ăn cần bổ sung thêm sữa để giúp trẻ cung cấp năng lượng và dưỡng chất để phát triển toàn diện.

Kid Essentials chính là giải pháp cho mẹ trong giai đoạn này, Kid Essentials hỗ trợ tốt cho bé ăn hay ngậm, biếng ăn, chán ăn có đầy đủ dưỡng chất để duy trì và phát triển cơ thể tốt nhất.

Sữa Kid Essentials là một giải pháp giúp bé hết biếng ăn, ngậm thức ăn

Sữa Kid Essentials được sáng chế với công thức chuyên biệt, hoàn chỉnh và cân đối giúp trẻ từ 1 - 10 tuổi đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.

Với thành phần protein chủ yếu từ nguồn whey protein cao cấp, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu vào cơ thể. Nhờ đó bé tăng trưởng tốt, khỏe mạnh và tăng cân đều đặn. Các bố mẹ chắc đều biết rằng protein trong sữa có hai loại chính là whey và casein. Đạm casein khi bé ăn vào sẽ kết hợp với thành phần acid có trong dạ dày sẽ kết tủa và nằm lại trong dạ dày lâu hơn, còn đạm whey vì luôn luôn ở trạng thái hòa tan nên được tiêu hóa nhanh hơn rất nhiều. Do đó  dạ dày của bé sẽ được làm rỗng nhanh chóng, giảm nguy cơ trào ngược nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé được bảo toàn. Ngoài ra, việc tiêu hóa nhanh chóng cũng giúp bé yêu của bạn tăng cảm giác thèm ăn cho bữa tiếp theo.

Chất béo trong sữa Kid Essentials được chiết xuất từ các loại hạt dầu cao cấp gồm hạt hướng dương, hạt cải, ngoài ra còn được bổ sung thêm DHA từ dầu cá là thành phần quan trọng cho não bộ và sự phát triển và chức năng của não bộ.

Một điểm ưu việt nữa của sữa Kid Essentials là sự có mặt của hai chủng lợi khuẩn Lactobacillus Paracasei và Bifidobacterium Longum. Hai chủng này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột cho bé, nhất là các bé đang hồi phục sau ốm hoặc có điều trị kháng sinh trước đó.

Sữa Kid Essentials còn là nguồn cung cấp chất xơ – một thành phần vô cùng quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, một lần nữa giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột của bé. Một khi hệ vi sinh vật đường ruột của bé khỏe mạnh, bé sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng, hiện tượng táo bón cũng giảm rõ rệt, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn. Như vậy bé sẽ bắt nhịp nhanh với chu trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ.

Sữa Kid Essentials còn được bổ sung 27 loại Vitamin và khoáng chất vô cùng thiết yếu như vitamin A, D, C, B, E, sắt, canxi, kẽm, i-ốt, ma-giê giúp duy trì hoạt động của các cơ quan, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy chiều cao. Sắt chính là thành phần tạo nên hồng cầu trong máu. Canxi là dưỡng chất giúp xây dựng hệ xương và răng. I-ốt giúp phòng bệnh bướu cổ và chậm phát triển trí tuệ. Hệ vitamin và khoáng chất này tập trung toàn diện vào thể chất và trí tuệ cho bé yêu của bạn.

Là dòng sữa cao năng lượng với công thức độc quyền từ Nestlé Úc, hàm lượng dinh dưỡng được thiết kế một cách khoa học, cân đối cho nên chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ. Sữa Kid Essentials cũng có thể cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng, lượng calo cần thiết giúp con ăn ngon, tăng cân khỏe mạnh mỗi ngày.

 

Kid Essentials - Sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao 

 

Kid Essentials được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại VN thông qua công ty HC Pharma. Sản phẩm được bán rộng rãi trên Tiki, Lazada, chuỗi Con Cưng, Kids Plaza, Amilk.

 

Xem thêm:
← Bài trước Bài sau →