Bệnh Lùn Ở Trẻ Em - Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Bệnh Lùn Ở Trẻ Em - Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” - Trẻ em là tương lai của thế giới vì thế cha mẹ nào cũng chăm chút cho con cái để có một tương lai tốt đẹp không chỉ cho con, cho gia đình mà còn cho cả xã hội. Nguồn nhân lực khỏe mạnh, thông minh, có tầm vóc và thể lực tốt là tiềm năng vững mạnh của đất nước. Ý thức được điều này, cả gia đình và xã hội đều chăm lo đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay, các bậc cha mẹ thường lo lắng về tình trạng con mình bị bệnh lùn thấp, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Vậy bệnh lùn ở trẻ em là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lùn ở trẻ em và cách cải thiện bệnh lùn ở trẻ em hiệu quả là gì? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lùn ở trẻ em qua bài viết sau.

1. Bệnh lùn ở trẻ em

Trẻ sơ sinh thương có chiều cao trung bình là 50 cm. Trong năm đầu tiên, chiều cao của bé tăng thêm 25 cm. Trung bình 2 năm liên tiếp sẽ tăng 10cm/1 năm. Từ 3 tuổi đến độ trước dậy thì, mỗi năm bé sẽ cao thêm khoảng 3cm nữa. Trong độ tuổi dậy thì, chiều cao sẽ phát triển vượt trội từ 6-10cm mỗi năm.

Những trẻ bị thấp lùn, chậm tăng trưởng chiều cao thường không đạt được mức chuẩn theo từng độ tuổi. Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời, bé sẽ trở nên thấp còi so với bạn bè cùng lứa tuổi.

Đặc biệt, cha mẹ cần quan tâm đến bệnh lùn ở trẻ em. Bệnh lùn ở trẻ em là tình trạng xương tăng trưởng ngắn hơn bình thường, thường biểu hiện ở tay, chân hay thân người. Người lùn thường chỉ có chiều cao hạn chế: nam dưới 130cm, nữ dưới 120cm. Sự rối loạn của hệ xương khớp chia thành 2 nhóm: bệnh lùn không cân xứng và bệnh lùn cân xứng. Những dấu hiệu của bệnh lùn ở trẻ em thường gặp là:

  • Cơ thể có độ dài tương đối bình thường nhưng tay và chân ngắn không cân đối.

  • Chân bị gập

  • Khớp khuỷu tay hạn chế vận động

  • Các khớp khác có vẻ linh hoạt, chỗ nối khớp lỏng lẻo

  • Bàn tay và bàn chân bé

  • Đầu to, trán rộng, cầu mũi dẹt

Đây là các biến chứng của rối loạn sản sụn, làm xương phát triển không cân đối dẫn đến bệnh lùn. Bệnh lùn do rối loạn sản sụn có thể điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt.

Bệnh lùn ở trẻ em do rối loạn sản sụn

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lùn ở trẻ em

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lùn ở trẻ em, có đến khoảng 300 nguyên nhân khiến xương phát triển bất thường. Nhưng phổ biến nhất là các nguyên nhân:

2.1 Bệnh lùn do gen di truyền

Khi gia đình có bố hoặc mẹ có tầm vóc nhỏ hơn người bình thường thì thế hệ con cái cũng sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

2.2 Bệnh lùn do thể tạng

Nguyên nhân bệnh lùn này thường gặp ở trẻ em nam, có biểu hiện là tình trạng thấp bé khi 7-8 tuổi, không thấy xuất hiện dấu hiệu dậy thì. Thậm chí đến tuổi trưởng thành mà dậy thì vẫn chưa đến. 

2.3 Bệnh lùn do rối loạn sản sụn

Rối loạn sản sụn khiến xương phát triển không cân đối nên dẫn đến chân tay ngắn hơn so với thân hoặc lưng cong ra trước. Tuy nhiên, trí tuệ vẫn phát triển bình thường.

2.4 Bệnh lùn do bệnh mạn tính

Ở trẻ có mắc các bệnh mạn tính ngay từ lúc mới sinh ra như gan, thận, tim bẩm sinh, các bệnh nhiễm khuẩn… Những bệnh mạn tính này khiến cho tầm vóc thấp bé, cơ thể yếu ớt, tuổi thọ thấp

2.5 Bệnh lùn do bệnh nội tiết

Nhiều bệnh nội tiết làm chậm quá trình phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt là là suy tuyến yên làm thiếu hụt hormone tăng trưởng. Nên tình trạng suy tuyến yên xảy ra ở độ tuổi nào thì chiều cao sẽ dừng lại ở đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vóc dáng của trẻ khi trưởng thành.

2.6 Bệnh lùn cho suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% phát triển hệ xương khớp, đặc biệt là chiều cao. Vì thế, nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp ở từng độ tuổi sẽ dẫn đến bệnh lùn thấp ở trẻ em. Trẻ em ở Việt Nam hiện nay tuy cũng đã chú ý nhiều đến chỉ số chiều cao nhưng tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ em thấp còi vẫn còn cao.

Suy dinh dưỡng, thiếu chất ở trẻ dẫn đến bệnh lùn

3. Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh lùn ở trẻ em

Dù bệnh lùn ở trẻ em có nhiều nguyên nhân nhưng nếu phát hiện sớm, có giải pháp điều trị kịp thời sẽ can thiệp, điều chỉnh giúp trẻ phát triển tốt hơn và giảm các biến chứng gây ra.

Các mẹ nên chú ý đến sự tăng trưởng chiều cao của con bằng cách đối chiếu với các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ theo từng độ tuổi theo tiêu chuẩn WHO.

Mẹ nên đo chiều cao cho trẻ 3 tháng 1 lần, sử dụng cùng thước đo và cách đo để có được chính quả chính xác.

Cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và đo các chỉ số chiều cao cân nặng thường xuyên

Với trẻ sơ sinh, các mẹ đo chiều cao của trẻ ở tư thế nằm. Để trẻ nằm ngửa theo thước đo, giữ thẳng bé, lấy chiều dài từ đầu đến chân để biết chiều dài của trẻ. Với trẻ lớn hơn từ 2 tuổi trở lên thì đo chiều cao bằng tư thế đứng. Cho bé đứng dựa vào tường, không mang dép, chiều cao được tính từ đỉnh đầu đến mép bàn chân và phải giữ tư thế thẳng cho bé.

Khi trẻ có dấu hiệu chậm tăng trưởng chiều cao, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để có làm các xét nghiệm như xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm di truyền, xét nghiệm hormone, chụp XQ… để tìm ra nguyên nhân chính xác có có những giải pháp đúng đắn để can thiệp.

4. Cách cải thiện bệnh lùn ở trẻ em hiệu quả nhất

4.1 Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật để sửa chữa các vấn đề của tình trạng lùn không cân xứng như: chỉnh lại hướng xương phát triển, ổn định và điều chỉnh hình dạng cột sống, tăng kích cỡ của đốt sống để làm giảm áp lực lên cột sống, đặt ống dẫn lưu chất lỏng dư thừa trong trường hợp não úng thủy.

4.2 Kéo dài chi

Phẫu thuật kéo dài chi để cải thiện chiều cao cho người lùn. Cách thức này tốn nhiều chi phí, nhiều quy trình và làm cho người bệnh căng thẳng. Do đó, cần có suy nghĩ kĩ khi cải thiện chiều cao theo cách thức này.

4.3 Bổ sung hormone tăng trưởng

Phương pháp này phù hợp và cải thiện chiều cao tối đa cho trẻ mắc bệnh lùn. Trẻ sẽ được tiêm hormone tăng trưởng mỗi ngày trong nhiều năm để đạt được chiều cao tối đa.

4.4 Chăm sóc sức khỏe thường xuyên

Với bệnh lùn, trẻ cần được thăm khám, chăm sóc sức khỏe thường xuyên để kịp thời nắm bắt những triệu chứng, biến chứng và điều trị tích cực sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống. Thăm khám thường xuyên cho trẻ bị bệnh thấp lùn để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

4.5 Sữa Kid Essentials -giúp trẻ tăng trưởng tối ưu

Có 3 giai đoạn vàng để phát triển chiều cao cho trẻ: giai đoạn bào thai, giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Để trẻ đạt chiều cao lý tưởng, các mẹ nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ ở 3 giai đoạn này. Một trong những sản phẩm dinh dưỡng tuyệt vời hỗ trợ sự tăng trưởng chiều cao cho trẻ chính là sữa Kid Essentials.

Hơn nữa, với những thành phần dinh dưỡng tốt trong sữa Kid Essentials thì sản phẩm dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ tối đa cho sự phát triển xương, phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật, sau khi ốm dậy và khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Sữa Kid Essentials được sáng chế với công thức chuyên biệt, hoàn chỉnh và cân đối giúp trẻ đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.

Sữa Kid Essentials giúp con phát triển chiều cao và cân nặng

Với thành phần protein chủ yếu từ nguồn whey protein cao cấp, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu vào cơ thể. Nhờ đó bé tăng trưởng tốt, khỏe mạnh và tăng cân đều đặn. Các bố mẹ chắc đều biết rằng protein trong sữa có hai loại chính là whey và casein. Đạm casein khi bé ăn vào sẽ kết hợp với thành phần acid có trong dạ dày sẽ kết tủa và nằm lại trong dạ dày lâu hơn, còn đạm whey vì luôn luôn ở trạng thái hòa tan nên được tiêu hóa nhanh hơn rất nhiều. Do đó  dạ dày của bé sẽ được làm rỗng nhanh chóng, giảm nguy cơ trào ngược nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé được bảo toàn. Ngoài ra, việc tiêu hóa nhanh chóng cũng giúp bé yêu của bạn tăng cảm giác thèm ăn cho bữa tiếp theo.

Một điểm ưu việt nữa của sữa Kid Essentials là sự có mặt của hai chủng lợi khuẩn Lactobacillus Paracasei và Bifidobacterium Longum. Hai chủng này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột cho bé, nhất là các bé đang hồi phục sau ốm hoặc có điều trị kháng sinh trước đó.

Sữa Kid Essentials còn là nguồn cung cấp chất xơ – một thành phần vô cùng quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, một lần nữa giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột của bé. Một khi hệ vi sinh vật đường ruột của bé khỏe mạnh, bé sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng, hiện tượng táo bón cũng giảm rõ rệt, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn. Như vậy bé sẽ bắt nhịp nhanh với chu trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ.

Sữa Kid Essentials còn được bổ sung 27 loại Vitamin và khoáng chất vô cùng thiết yếu. Hệ vitamin và khoáng chất này tập trung toàn diện vào thể chất và trí tuệ cho bé yêu của bạn.

Sữa Kid Essentials 850g dành cho bé từ 1 đến 10 tuổi với vị vani thơm ngon, bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cần thiết  trong ngày cho bé. Với một cốc sữa Kid Essentials - một sản phẩm của Nestle Australia là bé đã có đủ năng lượng cần thiết, có thể đi học được ngay mà không nhất thiết phải ăn thêm tô cháo hay bánh mỳ. 

Kid Essentials được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại VN thông qua công ty HC Pharma. Sản phẩm được bán rộng rãi trên Tiki, Lazada, chuỗi Con Cưng, Kids Plaza, Amilk.

 

Kid Essentials - Sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao 

 

Để thế hệ tương lai phát triển đầy đủ về thể chất, trí lực, cha mẹ nên quan tâm và có kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp, khoa học. Với những chia sẻ về bệnh lùn ở trẻ em trong bài viết, hi vọng sẽ bổ sung kiến thức cơ bản để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.

 

Xem thêm:

Lựa Chọn Sữa Nào Giúp trẻ Từ 12 Đến 24 Tháng Tăng Trưởng Tốt?

Vì Sao Bé Ăn Nhiều Ngủ Tốt Nhưng Không Tăng Cân Tăng Chiều Cao?

← Bài trước Bài sau →