Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Bé Kém Hấp Thu Chậm Tăng Cân

Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Bé Kém Hấp Thu Chậm Tăng Cân

Bé kém hấp thu chậm tăng cân là một tình trạng thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng con em mình. Hc Pharma sẽ cung cấp các thông tin hữu ích tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn mẹ một số phương pháp giúp mẹ có thể can thiệp nhằm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bé.

1. Tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ

Đây là tình trạng dù trẻ ăn uống tốt nhưng hệ tiêu hóa không hoạt động như bình thường dẫn đến khả năng hấp thụ kém hơn và trẻ vẫn bị thiếu hụt các chất cần thiết như các vitamin, protein, protid, lipid, glucid, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của cơ thể. Khi bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ kéo theo sự thiếu hụt năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Lâu ngày, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển chiều cao và cân nặng.

Không đủ dưỡng chất, trẻ sẽ mệt mỏi, không đủ lực cho trí óc tập trung, tư duy nên trẻ kém hấp thu thường kém thông minh, chậm chạp và tự ti hơn những trẻ bình thường.

Ngoài ra, khi bé kém hấp thu chậm tăng cân thì hệ miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng, trẻ dễ mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, táo bón, tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi,… Trẻ bị suy giảm sức đề kháng có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn so với trẻ bình thường.

Khi kém hấp thụ trẻ thường dễ bị táo bón

2. Dấu hiệu nhận biết ké kém hấp thu chậm tăng cân

Phụ huynh có thể nhận biết tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Trẻ nhỏ đi tiêu phân lỏng và có mùi rất tanh, khối lượng nhiều, phân không mịn. Với những trẻ lớn, các bạn nên quan sát trong bồn cầu xem có váng nổi trên mặt nước vì mỡ không hấp thu.

  • Trẻ ốm yếu, xanh xao, chậm phát triển chiều cao hoặc suy dinh dưỡng.

  • Trẻ thường xuyên bị chướng bụng, đau bụng hoặc sôi bụng.

  • Trẻ mệt mỏi, sút cân, kém linh hoạt, ngủ không sâu không ngon giấc.

  • Chán ăn, giảm khẩu vị hoặc không có cảm giác thèm ăn.

Trẻ chán ăn

  • Trẻ có triệu chứng đau cơ, thiếu máu do thiếu sắt, chuột rút do thiếu canxi, đau cơ do thiếu vitamin B1.

  • Những trường hợp trẻ biếng ăn kém hấp thụ kéo dài có thể bị phù tay chân.

Ở những trẻ hấp thu chất dinh dưỡng thì tình trạng tiêu chảy mãn tính (hoặc liên tục) chính là một triệu chứng rất phổ biến. Do đó, cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng bệnh trên để kịp thời xử lý, đưa ra các biện pháp điều trị cần thiết.

3. Nguyên nhân dẫn đến bé kém hấp thu chậm tăng cân

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bé kém hấp thu chậm tăng cân bố mẹ nên biết:

3.1 Chế độ dinh dưỡng không cân đối

Phụ huynh cho con ăn nhiều chất sinh năng lượng như chất đạm, bột đường, chất béo nhưng ít vitamin, khoáng chất dẫn tới mất cân đối, cũng như gây rối loạn kém hấp thụ ở trẻ.

3.2 Rối loạn tiêu hóa bởi thực phẩm không an toàn vệ sinh

Khi ăn những loại thực phẩm không an toàn vệ sinh thực phẩm, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tình trạng rối loạn kém hấp thụ, biếng ăn.

3.3 Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không phù hợp như: Ăn dặm sớm quá, không cho trẻ làm quen từ từ khi tập cho trẻ ăn dặm một loại thức ăn mới, nhất là những loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản. Ngoài ra, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm thực phẩm, ví dụ như quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.

3.4 Bị loạn khuẩn ruột

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng. Tình trạng này cũng chính là nguyên nhân làm gián đoạn và giảm hiệu quả quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.

3.5 Lạm dụng thuốc kháng sinh

Nhiều ông bố, bà mẹ có thói quen dùng thuốc kháng sinh tùy tiện không theo chỉ định của bác sĩ. Hiện tượng này làm rối loạn hệ cư trú của những vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, dẫn tới trẻ dễ mắc những căn bệnh về đường ruột và làm rối loạn kém hấp thụ ở bé.

3.6 Thiếu vi chất

Cơ thể bé bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như selen, kẽm, magie, canxi cũng khiến bé cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa,... gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Bổ sung đầy đủ các Vitamin và dưỡng chất

3.7 Thiếu enzyme

Enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, thiếu hụt enzyme sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.

3.8 Do bệnh lý trẻ gặp phải

Bé mắc bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,… cũng sẽ khiến bé bị hội chứng hấp thu kém.

4. Khắc phục tình trạng bé kém hấp thu qua chế độ dinh dưỡng

Để cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ ăn đủ lượng: Nên cho trẻ ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ hoạt động nhiều thì cần cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào hơn. Mẹ cũng cần dựa vào khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ để xác định liều lượng thích hợp.

  • Cho ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo, đường bột, chất xơ… cần thiết thì trẻ khó tăng cân. Hoặc nếu trẻ ăn quá nhiều nhóm đạm béo đường mà ít chất xơ, vitamin và khoáng chất thì trẻ cũng khó tiêu hóa, hấp thu hiệu quả.

Cân bằng dinh dưỡng 4 nhóm chất cho trẻ

  • Thay đổi món ăn đa dạng: Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày và đa dạng nhóm thực phẩm. Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.

  • Khi chế biến thức ăn cho con, bố mẹ cần phải bảo đảm vệ sinh và không bị mất chất. Hơn nữa, các bạn không nên nấu quá nhừ hoặc nấu đi nấu lại một món ăn. Bên cạnh đó, mọi người không nên kết hợp những loại thịt hoặc hải sản với nhau bởi vì dễ sinh ra chất khó tiêu.

  • Không nên thúc ép trẻ ăn khi con kém hấp thụ dinh dưỡng. Thay vào đó, bố mẹ hãy tạo không khí thoải mái khi cho bé ăn và nên điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với con. Hơn nữa, các bạn cũng nên bổ sung đúng các chất dinh dưỡng mà trẻ đang thiếu hụt.

5. Lựa chọn sữa Kid Essentials đẩy lùi tình trạng trẻ không tăng cân

Sữa Kid Essentials được sáng chế với công thức chuyên biệt, hoàn chỉnh và cân đối giúp trẻ đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.

Với thành phần protein chủ yếu từ nguồn whey protein cao cấp, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu vào cơ thể. Nhờ đó bé tăng trưởng tốt, khỏe mạnh và tăng cân đều đặn. Các bố mẹ chắc đều biết rằng protein trong sữa có hai loại chính là whey và casein. Đạm casein khi bé ăn vào sẽ kết hợp với thành phần acid có trong dạ dày sẽ kết tủa và nằm lại trong dạ dày lâu hơn, còn đạm whey vì luôn luôn ở trạng thái hòa tan nên được tiêu hóa nhanh hơn rất nhiều. Do đó  dạ dày của bé sẽ được làm rỗng nhanh chóng, giảm nguy cơ trào ngược nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé được bảo toàn. Ngoài ra, việc tiêu hóa nhanh chóng cũng giúp bé yêu của bạn tăng cảm giác thèm ăn cho bữa tiếp theo.

Một điểm ưu việt nữa của sữa Kid Essentials là sự có mặt của hai chủng lợi khuẩn Lactobacillus Paracasei và Bbifidobacterium Longum. Hai chủng này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột cho bé, nhất là các bé đang hồi phục sau ốm hoặc có điều trị kháng sinh trước đó.

Sữa Kid Essentials

Sữa Kid Essentials còn là nguồn cung cấp chất xơ – một thành phần vô cùng quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, một lần nữa giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột của bé. Một khi hệ vi sinh vật đường ruột của bé khỏe mạnh, bé sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng, hiện tượng táo bón cũng giảm rõ rệt, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn. Như vậy bé sẽ bắt nhịp nhanh với chu trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ.

Sữa Kid Essentials còn đuọc bổ sung 27 loại Vitamin và khoáng chất vô cùng thiết yếu. Hệ vitamin và khoáng chất này tập trung toàn diện vào thể chất và trí tuệ cho bé yêu của bạn.

 

Kid Essentials - Sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao 

 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân, từ đó có những giải pháp khắc phục phù hợp. Ăn ngon khỏe mạnh và tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn chính là nền tảng cần thiết giúp con tăng cân, tăng chiều cao cũng như phát triển toàn diện.

 

Xem thêm:
← Bài trước Bài sau →