Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 - 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, ba mẹ đọc ngay bài viết này nhé!
1. Suy dinh dưỡng ở trẻ là gì?
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu năng lượng, protein, lipid và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Theo báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm 2019 của Tổ chức Unicef, trên thế giới cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam ở trẻ em dưới 5 tuổi 19,6% đến dưới 20%, với hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm; đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Những “con số biết nói” này đã dấy thực trạng số trẻ em phải chịu hậu quả từ chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đáp ứng đủ và đúng nhu cầu đang rất báo động.
Có 2 loại suy dinh dưỡng chính ở trẻ, bao gồm:
Suy dinh dưỡng protein - năng lượng (PEM)
Thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất).
Có 2 loại suy dinh dưỡng ở trẻ
2. Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy nhiên, các nguyên nhân hầu như xuất phát từ chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thói quen ăn uống không lành mạnh hay những vấn đề dinh dưỡng không tốt trong thai kỳ của người mẹ.
2.1 Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ của mẹ khi mang thai
Dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ không đảm bảo đầy đủ và cân đối các nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome (khu vực miền Bắc) cho biết, một điều khá thú vị mà không nhiều người biết đến là “mẹ ăn gì con thích nấy”, hay nói cách khác thói quen ăn uống của trẻ khi lớn lên chịu ảnh hưởng đến 80% sở thích và thói quen ăn uống của người mẹ lúc mang thai.
Chế độ ăn không phù hợp của mẹ trong giai đoạn mang thai
2.2 Trẻ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ và ăn dặm bổ sung
Đối với trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng dễ gặp ở những trường hợp trẻ bị sinh non, thiếu tháng. Việc cho trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh và những ngày đầu đời cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Theo số liệu Việt Nam thu thập năm 2018, chỉ 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Như vậy có đến 83% số trẻ đã không được cung cấp nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thực đơn ăn uống của mẹ không đủ chất cũng khiến nguồn sữa không đảm bảo cả về lượng lẫn về chất cũng chính là nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
Vì nhiều lý do như mẹ thiếu sữa, sữa không đủ chất… nên mẹ phải bổ sung hoặc dùng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thay cho sữa mẹ, điều này khiến trẻ không nhận được đầy đủ các kháng thể từ sữa mẹ. Đến tuổi ăn dặm, nhiều trẻ lại được cho ăn dặm sai cách: không đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo độ tuổi, cho ăn dặm quá sớm khi mà hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện (trước 6 tháng tuổi), kiêng ăn khi trẻ bị bệnh (chỉ cho ăn cháo muối, cháo đường kéo dài)…
Thêm vào đó, việc trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhất là đối với các mũi tiêm bắt buộc cũng khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu hơn trước các tác nhân gây bệnh. Từ đó, trẻ rất dễ mắc bệnh và khiến trẻ biếng ăn, khó hấp thu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng.
2.3 Sai lầm trong cách nuôi con
Nguyên nhân lớn nhất thường khiến trẻ mắc phải “vấn nạn” suy dinh dưỡng chính là sai lầm trong cách nuôi dưỡng của người lớn. Theo đó, những bữa ăn không đảm bảo cân đối 4 nhóm chất cơ bản: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất về lâu về dài khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng.
Ăn quá nhiều hay quá ít một loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Theo số liệu điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2015, 18% trẻ em không được cho ăn đa dạng thực phẩm, và 36% trẻ em không được cho ăn đủ số bữa cần thiết.
Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu không được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… tái đi tái lại nhiều lần. Khi bệnh, trẻ có hiện tượng biếng ăn hoặc phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Vậy trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
3. Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong do liên quan đến các bệnh suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa là 54%. Con số này là con số đáng để các bậc phụ huynh suy ngẫm về việc thiếu hiểu biết và sự lơ là về các bữa ăn cho trẻ.
Chậm phát triển về thể chất: Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến trẻ bị thấp còi. Nếu suy dinh dưỡng để lâu dài theo suốt quá trình phát triển của trẻ thì đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ càng bị suy dinh dưỡng nặng và thấp còi hơn.
Chậm phát triển về trí tuệ: Trẻ khi bị thiếu dinh dưỡng sẽ thiếu luôn cả những chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, trí tuệ của trẻ như chất béo, sắt, iốt, DHA, Taurine. Vì thế trẻ bị suy dinh dưỡng thường ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ, giao tiếp xã hội kém linh hoạt, ảnh hưởng đến việc học và tương lai của trẻ sau này.
Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên: Trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc các bệnh khác sẽ cao lên.
Suy dinh dưỡng lâu ngày khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý sau này
4. Lưu ý chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Nên lưu ý:
Tăng lượng protein: Trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng Kcal/kg từ 90-150 Kcal/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… hoặc có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên tăng lượng dầu mỡ.
Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để bé nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, ăn tốt và làm sao để bé tăng cân.
Tăng protein trong khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
5. Bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung rất nhiều chất qua việc ăn uống điều độ, đầy đủ 4 nhóm chất, ngoài ra cần bổ sung thêm sữa bột giúp cung cấp năng lượng và tăng cân ổn định .
Hãy cho bé dùng ngay sữa bột Kid Essentials với thành phần 27 vitamin, khoáng chất thiết yếu cho trẻ, tinh bột, men tiêu hóa chống táo bón, củng cố hệ tiêu hóa cho bé từ 1 đến 10 tuổi.
Đạm whey trong sữa Kid Essentials còn có tác dụng làm trống dạ dày nhanh nên hạn chế trào ngược, đồng thời không ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn bữa tiếp theo của bé
Trong Kid Essentials có 2 loại lợi khuẩn là Bifidobateria và Lactobacillus, vì vậy sử dụng sữa Kid Essential tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch trước những tác nhân gây bệnh. Uống sữa Kid Essentials sẽ hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, rất phù hợp với những bé suy dinh dưỡng, thiếu chất, mới ốm dậy cần phục hồi sức khỏe về mức ổn định.
Sữa có bổ sung tổng hợp 27 loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa tế bào cơ thể, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Vitamin A, DHA, ALA là những chất quan trọng giúp cho trẻ có một đôi mắt sáng và trí tuệ thông minh.
Sữa Kid Essentials có hương vị vani vô cùng thơm ngon và dễ uống, vị ngọt dịu, sánh nhẹ nhưng không tạo cảm giác ngấy khi uống giúp các bé ngon miệng và hào hứng uống sữa mỗi ngày.
Sữa Kid Essentials
Kid Essentials được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại VN thông qua công ty HC Pharma. Sản phẩm được bán rộng rãi trên Tiki, Lazada, chuỗi Con Cưng, Kids Plaza, Amilk.
Qua bài viết nay, hi vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc hiệu quả hơn nếu bé đang bị suy dinh dưỡng, biết trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì và những ai chuẩn bị làm mẹ có thể chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng làm mẹ và chăm sóc các bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Kid Essentials - Sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao
Xem thêm: