Kẽm là vi chất quan trọng cho các hoạt động sinh lý và tổng hợp hợp các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Kẽm đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Kẽm rất quan trọng trong việc kích hoạt tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển xương ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên (theo Viện Dinh Dưỡng). Do vậy, cần bổ sung kẽm cho bé đầy đủ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Đặc biệt chú ý đến các biểu hiện trẻ thiếu kẽm để bổ sung kịp thời, đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện.
1. Vai trò quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ
Kẽm có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym của cơ thể, là chất xúc tác không thể thiếu trong tổng hợp DNA, RNA và phân chia tế bào. Thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, gây ra suy dinh dưỡng thấp còi.
Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Đối với miễn dịch, kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành.
Đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu thiếu kẽm thường thấy là ăn không ngon, chán ăn, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành.
Để trẻ có chiều cao tốt thì trong chế độ ăn của bà mẹ từ lúc có thai cho đến chế độ ăn của con sau khi sinh đều phải có đầy đủ kẽm.
Vai trò quan trọng của kẽm đối với trẻ
2. Dấu hiệu trẻ đang bị thiếu kẽm
Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao,...
Trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,...
Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
Trẻ có những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng giòn, yếu.
Suy giảm khả năng miễn dịch: Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
Viêm họng, viêm mũi có thể là dấu hiệu trẻ thiếu kẽm
3. Bổ sung kẽm cho bé phù hợp theo từng độ tuổi
Mẹ cần nhớ, nhu cầu bổ sung kẽm cho bé trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng thì nhu cầu kẽm cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:
Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm/ngày;
Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm/ngày;
Người lớn: 15mg kẽm/ngày;
Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm/ngày.
Bổ sung lượng kẽm đúng theo độ tuổi giúp trẻ phát triển lành mạnh
4. 3 cách bổ sung kẽm cho bé đúng liều lượng
Có ba cách để bổ sung kẽm cho bé là bổ sung kẽm qua nguồn sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh, qua nguồn thực phẩm giàu kẽm cho trẻ hàng ngày và bổ sung kẽm bằng thuốc/thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà mẹ nên chọn phương pháp hợp lý.
Sữa mẹ đáp ứng nhu cầu về kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ phát triển trong thời gian này, với nguyên tố vi lượng kẽm cũng vậy. Trẻ giai đoạn này đã được cấp đủ kẽm, song mẹ cần lưu ý có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung nhiều kẽm để đảm bảo lượng kẽm có trong sữa mẹ.
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm qua chế độ ăn hàng ngày
Để dự phòng tình trạng thiếu kẽm cho trẻ thì cách đơn giản nhất mẹ có thể thực hiện là bổ sung những loại thực phẩm giàu kẽm vào các bữa ăn hàng ngày.
Thịt bò: 100g thịt bò sẽ cho khoảng 7mg kẽm. Đây là thực phẩm lành tính, thích hợp với bé.
Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua. Trung bình, 100g ngũ cốc sẽ chứa khoảng 52mg kẽm.
Hàu: 6 con hàu sống có chứa khoảng 30mg kẽm, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của bé. Ngoài ra thực phẩm này còn cung cấp một lượng lớn protein và các axit béo.
Cua: Ngoài kẽm cua còn chứa protein và các khoáng chất. Do đó mẹ có thể tận dụng phần thịt để làm món cháo cua cà rốt, cháo cua mồng tơi hoặc hấp sả thơm lừng. Đây chắc chắn là những món ăn mà bé chẳng thể chối từ.
Tôm hùm: Lượng kẽm trong tôm hùm là 34mg/ 100g. Đây là thực phẩm thích hợp cho bé trong thời kỳ ăn dặm bởi độ lành tính cao. Tuy nhiên khi sử dụng mẹ nên hạn chế kết hợp cùng trái cây, bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ.
Yến mạch: 156g yến mạch chứa 6.2mg kẽm, đáp ứng 41% nhu cầu thực tế mỗi ngày. Do đó, khi bé tập ăn dặm mẹ nên sử dụng thực phẩm này để bổ sung kẽm cho con.
Các loại trái cây: Một số loại trái cây giàu kẽm tốt cho bé ăn dặm như bơ, lựu, mâm xôi. Với thực phẩm này mẹ có thể sử dụng thái hạt lựu hoặc làm sinh tố cho bé.
Trứng gà: Nói đến thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm người ta không thể không nói đến trứng gà. Trong 100mg lòng đỏ trứng sẽ chứa khoảng 2.5mg kẽm. Mẹ có thể sử dụng trứng gà đến làm món ốp la, cuộn rau củ hoặc cháo trứng.
Bổ sung kẽm từ thuốc và thực phẩm chức năng
Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm khi trẻ thiếu kẽm, có dấu hiệu chậm lớn, biếng ăn cho dùng cho mẹ đang mang thai, cho con bú. Các loại thuốc chứa kẽm này chỉ nên dùng trong thời gian từ 2 - 3 tháng, sau đó bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên. Cùng với bổ sung kẽm, cần bổ sung thêm vitamin C, A, B6 để tăng khả năng hấp thu và sử dụng kẽm của cơ thể.
Bổ sung kẽm bằng các thực phẩm tự nhiên cho trẻ
5. Bổ Sung Kẽm Cho Bé Bằng Sữa Kid Essentials
Sữa Kid Essentials được sáng chế với công thức chuyên biệt, hoàn chỉnh và cân đối giúp trẻ từ 1 - 10 tuổi đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
Với thành phần protein chủ yếu từ nguồn whey protein cao cấp, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu vào cơ thể. Nhờ đó bé tăng trưởng tốt, khỏe mạnh và tăng cân đều đặn. Các bố mẹ chắc đều biết rằng protein trong sữa có hai loại chính là whey và casein. Đạm casein khi bé ăn vào sẽ kết hợp với thành phần acid có trong dạ dày sẽ kết tủa và nằm lại trong dạ dày lâu hơn, còn đạm whey vì luôn luôn ở trạng thái hòa tan nên được tiêu hóa nhanh hơn rất nhiều. Do đó dạ dày của bé sẽ được làm rỗng nhanh chóng, giảm nguy cơ trào ngược nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé được bảo toàn. Ngoài ra, việc tiêu hóa nhanh chóng cũng giúp bé yêu của bạn tăng cảm giác thèm ăn cho bữa tiếp theo.
Một điểm ưu việt nữa của sữa Kid Essentials là sự có mặt của hai chủng lợi khuẩn Lactobacillus Paracasei và Bifidobacterium Longum. Hai chủng này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột cho bé, nhất là các bé đang hồi phục sau ốm hoặc có điều trị kháng sinh trước đó.
Bổ sung kẽm cho trẻ bằng sữa Kid Essentials
Sữa Kid Essentials còn là nguồn cung cấp chất xơ – một thành phần vô cùng quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, một lần nữa giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột của bé. Một khi hệ vi sinh vật đường ruột của bé khỏe mạnh, bé sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng, hiện tượng táo bón cũng giảm rõ rệt, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn. Như vậy bé sẽ bắt nhịp nhanh với chu trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ.
Sữa Kid Essentials còn được bổ sung 27 loại Vitamin và khoáng chất vô cùng thiết yếu. Hệ vitamin và khoáng chất này tập trung toàn diện vào thể chất và trí tuệ cho bé yêu của bạn.
Hi vọng qua bài viết này, mẹ đã biết thêm được một số cách bổ sung kẽm cho bé và liều lượng phù hợp để có thể bổ sung vi chất này thông qua các bữa ăn hàng ngày, phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Kid Essentials - Sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao
Xem thêm:
Chế Độ Dinh Dưỡng Cân Đối Là Tiền Đề Cho Trẻ Phát Triển Khỏe Mạnh
Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Trẻ Suy Dinh Dưỡng Như Thế Nào Để Tăng Cân?
Vì Sao Bé Ăn Nhiều Ngủ Tốt Nhưng Không Tăng Cân Tăng Chiều Cao?