Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Trẻ Không Hấp Thụ Đường Lactose Trong Sữa? Giải Pháp Cho Mẹ

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Trẻ Không Hấp Thụ Đường Lactose Trong Sữa? Giải Pháp Cho Mẹ

Sữa là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, thế nhưng tình trạng trẻ không hấp thụ, không dung nạp sữa lại khá phổ biến. Tùy theo nghiên cứu, tỷ lệ người không dung nạp sữa chiếm khoảng từ 65-75%. Vậy nguyên nhân và không hấp thụ đường lactose là gì? Trong trường hợp này, mẹ cần lựa chọn sữa bột công thức nào cho bé để bé có thể phát triển, tăng trưởng đều đặn, bắt kịp tốc độ với các bạn cùng trang lứa?

1. Dấu hiệu trẻ không hấp thụ sữa

Các không hấp thụ đường lactose thường bắt đầu biểu hiện 30 phút đến hai giờ đồng hồ sau khi ăn hoặc uống sữa và các chế phẩm từ sữa. Các dấu hiệu phổ biến thường thấy bao gồm:

  • Tiêu chảy

  • Buồn nôn và nôn trớ

  • Đau bụng và co thắt dạ dày

  • Đầy hơi

  • Xì hơi

Trẻ không hấp thụ sữa sẽ bị kém ngủ, chậm lớn, thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ về sau.

Trẻ buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

2. Nguyên nhân trẻ không hấp thụ sữa

  • Do thiếu hụt Enzyme Lactase

Trẻ không hấp thụ sữa có rất nhiều nguyên nhân. Một trong số những nguyên nhân lớn nhất đó là do sự thiếu hụt enzyme Lactase trong cơ thể. Lactase là loại enzyme được cơ thể sản xuất ra ở ruột non giúp cơ thể tiêu hóa và phân giải đường Lactose tiêu thụ từ sữa. Theo thống kê, hầu hết trẻ sơ sinh lúc sinh ra đều có khả năng hấp thụ Lactose, thế nhưng 75% dân số toàn cầu trải qua giai đoạn sụt giảm enzyme Lactase từ khoảng 2 tuổi cho đến 12 tuổi.

  • Tổn thương ở ruột non

Nguyên nhân không hấp thụ sữa này xảy ra khi ruột non ở trẻ giảm dần sự sản xuất enzyme say khi trải qua một thời gian mắc bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật ruột. Những bệnh gây tổn thương ở ruột non dẫn đến không dung nạp được Lactose trong sữa bao gồm nhiễm trùng đường ruột, bệnh Celiac, sự phát triển đột biến của vi khuẩn hoặc do bệnh Crohn. Việc điều trị những tác nhân này có thể giúp khôi phục số lượng Lactase cần thiết từ đó cải thiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh không dung nạp Lactase trong sữa.

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin K

3. Các giải pháp cho trẻ không hấp thụ sữa

  • Tạm thời hạn chế tiêu thụ sản phẩm sữa

Hạn chế chứ không phải loại bỏ hoàn toàn, trẻ vẫn có thể thưởng thức một số sản phẩm chứa đường sữa. Bằng cách dần dần đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn uống trong khi theo dõi phản ứng của cơ thể, từ đó bạn sẽ tìm ra lượng đường sữa có thể tiêu thụ an toàn cho trẻ.

Khi trẻ bị dị ứng không hấp thu sữa hoặc không dung nạp hết đường lactose, biện pháp cần thiết là sử dụng sản phẩm dinh dưỡng thay thế có công thức đạm tinh chế giá trị sinh học cao, hoàn toàn không chứa đạm sữa và không chứa đường lactose.

  • Lựa chọn thực phẩm có chứa probiotic

Tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột là một cách chắc chắn để cải thiện hệ thống tiêu hóa, từ đó sẽ ngăn ngừa các triệu chứng không dung nạp đường sữa. Probiotic có thể giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm probiotic có thể lựa chọn như các loại dưa muối, kimchi, đồ uống lên men. Kefir, sữa chua cũng là một lựa chọn tốt.

Sữa chua cũng là một món ăn giúp bổ sung lợi khuẩn cho bé

  • Chọn và dùng sản phẩm không có hoặc có ít lactose

Lựa chọn các sản phẩm không có lactose hoặc lượng lactose thấp. Mẹ có thể tìm thấy nhiều sản phẩm không có đường sữa hoặc ít đường sữa. Hãy thử ăn loại này để tránh các triệu chứng khó chịu.

  • Đưa trẻ đi khám kịp thời

Đối với trẻ có những triệu chứng kể trên nên nghĩ ngay đến tình trạng dị ứng đạm sữa và không hấp thu hết đường lactose, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Dinh dưỡng để được chẩn đoán kịp thời và có sự tư vấn về một chế độ dinh dưỡng thay thế hợp lý cho trẻ.

4. Lựa chọn sữa công thức phù hợp

Sữa Kid Essentials với thành phần chứa Probiotics giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cân bằng giữa vi khuẩn "tốt" và "xấu". Đặc biệt sữa chứa lượng đường lactose thấp– thích hợp cho trẻ không dung nạp lactose, không hấp thụ đường lactose.

Sữa Kid Essentials được sáng chế với công thức chuyên biệt, hoàn chỉnh và cân đối giúp trẻ đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.

Với thành phần protein chủ yếu từ nguồn whey protein cao cấp, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu vào cơ thể. Nhờ đó bé tăng trưởng tốt, khỏe mạnh và tăng cân đều đặn. Các bố mẹ chắc đều biết rằng protein trong sữa có hai loại chính là whey và casein. Đạm casein khi bé ăn vào sẽ kết hợp với thành phần acid có trong dạ dày sẽ kết tủa và nằm lại trong dạ dày lâu hơn, còn đạm whey vì luôn luôn ở trạng thái hòa tan nên được tiêu hóa nhanh hơn rất nhiều. Do đó  dạ dày của bé sẽ được làm rỗng nhanh chóng, giảm nguy cơ trào ngược nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé được bảo toàn. Ngoài ra, việc tiêu hóa nhanh chóng cũng giúp bé yêu của bạn tăng cảm giác thèm ăn cho bữa tiếp theo.

Một điểm ưu việt nữa của sữa Kid Essentials là sự có mặt của hai chủng lợi khuẩn Lactobacillus Paracasei và Bifidobacterium Longum. Hai chủng này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột cho bé, nhất là các bé đang hồi phục sau ốm hoặc có điều trị kháng sinh trước đó.

Sữa Kid Essentials còn là nguồn cung cấp chất xơ – một thành phần vô cùng quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, một lần nữa giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột của bé. Một khi hệ vi sinh vật đường ruột của bé khỏe mạnh, bé sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng, hiện tượng táo bón cũng giảm rõ rệt, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn. Như vậy bé sẽ bắt nhịp nhanh với chu trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ.

Sữa Kid Essentials còn được bổ sung 27 loại Vitamin và khoáng chất vô cùng thiết yếu. Hệ vitamin và khoáng chất này tập trung toàn diện vào thể chất và trí tuệ cho bé yêu của bạn.

 

Sữa Kid Essentials giúp trẻ hấp thu tốt

Cải thiện tình trạng không hấp thụ đường lactose là một quá trình đầy gian khó và vất vả. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên có thể giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con em của mình. 

 

Xem thêm: 

Bé Biếng Ăn Hay Ngậm Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

align: justify;"> 

 

Xem thêm: 

Bé Biếng Ăn Hay Ngậm Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

← Bài trước Bài sau →