Cách Chăm Sóc Để Trẻ Em Có Hệ Tiêu Hóa Khỏe Mạnh

Cách Chăm Sóc Để Trẻ Em Có Hệ Tiêu Hóa Khỏe Mạnh

Các mẹ từng nuôi con nhỏ đều biết rằng hệ tiêu hóa ở trẻ em rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa ở trẻ em không giống như người lớn, nó rất dễ tổn thương và lâu hồi phục. Vậy làm thế nào để hệ tiêu hóa ở trẻ em luôn khỏe mạnh giúp bé tăng trưởng tốt. Cùng HC Pharma tìm hiểu về 5 cách chăm sóc hệ tiêu hóa ở trẻ em luôn khỏe mạnh qua bài viết sau nhé!

1. Vai trò của hệ tiêu hóa ở trẻ em

Hệ tiêu hóa ở trẻ em bao gồm 6 cơ quan chính: miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan và tụy. Thức ăn sẽ bắt đầu đi từ miệng vào đến thực quản, sau đó đến các cơ quan còn lại để được chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa ở trẻ em vẫn trong giai đoạn phát triển và có xu hướng nhỏ, hoạt động kém.

Hệ tiêu hóa ở trẻ em như một chìa khóa vàng mở ra cho trẻ một sức khỏe tốt. Bởi hệ tiêu hóa ở trẻ em có những chức năng cực kì quan trọng cho sự phát triển bền vững của trẻ.

- Hệ tiêu hóa ở trẻ em là “nhà máy” xử lý thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho mọi tế bào trong cơ thể. Bởi vì cơ thể không thể tiêu hóa trực tiếp thức ăn mà phải qua hệ tiêu hóa xử lý, phân giải, chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất protein, lipid, đường, các vitamin và khoáng chất để cơ thể hấp thụ.

- Hệ tiêu hóa ở trẻ em là nơi “đóng quân” của trên 70% hệ thống miễn dịch: 

Sở dĩ, hệ tiêu hóa ở trẻ em có đến 70% của hệ thống miễn dịch bởi đây là nơi tiếp nhận thức ăn từ bên ngoài vào và kèm với đó là rất nhiều tác nhân gây hại cho cơ thể và đặc biệt gây rối loạn hệ tiêu hóa vốn còn còn non nớt và chưa hoàn thiện của trẻ em.

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp các tế bào miễn dịch sinh sôi và làm việc hiệu quả, ngăn cản mầm bệnh; đồng thời còn tạo điều kiện cho “đội quân” lợi khuẩn duy trì tỷ lệ trực tiếp ức chế sự phát triển của hại khuẩn và các loại nấm, vi rút gây hại khác.

- Bộ não thứ hai của trẻ: Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ tăng trưởng nhanh mà còn hạnh phúc, vui vẻ hơn vì hệ tiêu hóa sản xuất và chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn cả não, nó sản xuất 95% serotonin trong cơ thể. Serotonin là hormone điều chỉnh cảm xúc được mệnh danh là “hormone hạnh phúc” của cơ thể.

70% hệ thống miễn dịch của trẻ nằm ở hệ tiêu hóa

2. Những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa ở trẻ em ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ

Trẻ bị đầy hơi

Đầy hơi là hiện tượng trẻ cảm thấy khó chịu ở bụng, khó tiêu. Em bé sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng, ăn uống kém đi.

Cha mẹ nên theo dõi tình trạng trên của con, nếu chúng kéo dài liên tục, bạn hãy cho bé đi khám ngay nhé!

Trẻ bị táo bón

Táo bón là một biểu hiện của hệ tiêu hóa ở trẻ em không khỏe mạnh và đa số trẻ nhỏ đều gặp hiện tượng này. Nguyên nhân chính đó là bé không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, không uống đủ nước mỗi ngày. Tình trạng này khiến em bé cảm thấy khá mệt mỏi, khó chịu.

Trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng bé đi ngoài ra phân lỏng vài lần trong ngày. Khi bị tiêu chảy cơ thể của bé sẽ mất nhiều nước, đau bụng, bé chán ăn. Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy là do nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Đối với tình trạng này, các bậc phụ huynh đừng quên cho con uống nhiều nước, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bù nước cho cơ thể. Nếu bé bị tiêu chảy từ 3 - 4 ngày liên tiếp không khỏi, bạn hãy cho con đi khám bác sĩ ngay để kiểm soát tình trạng.

Trào ngược dạ dày

Nếu trẻ ói hoặc ọc sữa ra nhiều, qua đường miệng hoặc cả mũi. Hoặc trẻ lớn hơn có triệu chứng thường xuyên ợ hơi, ợ chua hoặc bị ợ nóng, trẻ có thể đang bị trào ngược dạ dày. Điều này xảy ra khi thức ăn từ dạ dày trào lên thực quản. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá gần giờ đi ngủ sẽ làm tình trạng này tồi tệ hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn các bữa nhỏ hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày đồng thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn và virus có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Trẻ em có thể bị bệnh từ các loại thức ăn chưa được rửa sạch hoặc chế biến không đúng cách. Nhiễm khuẩn có thể gây đau dạ dày, sốt, nôn mửa, tiêu chảy. Virus cũng có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Mẹ cần rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, thực hiện an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi để bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa có vấn đề

3. 5 cách chăm sóc hệ tiêu hóa ở trẻ em luôn khỏe mạnh, trẻ tăng trưởng tốt

Bổ sung lợi khuẩn để hệ tiêu hóa ở trẻ em luôn khỏe mạnh

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, con cần duy trì tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Với tỉ lệ này, lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng cách cho con ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai, natto hoặc uống sữa công thức có bổ sung chủng lợi khuẩn tự nhiên trong cơ thể giúp con khỏe mạnh và phát triển tối ưu.

Thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn cho trẻ 

Chất xơ làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Đồng thời, chất xơ còn là thức ăn của hệ lợi khuẩn giúp hệ lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ, luôn duy trì tỉ lệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày. Ví dụ, bé 5 tuổi cần ăn 10-15g chất xơ/ngày.

Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen, thích ứng, tránh tình trạng đau bụng, đầy hơi.

Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn

Trẻ cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng để phát triển nhưng dạ dày của trẻ còn nhỏ và hệ tiêu hóa cũng chưa hoàn thiện nên chia nhỏ bữa ăn để giảm quá tải cho dạ dày dẫn đến đau bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.

Với bé 2-10 tuổi, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ rải đều trong ngày. Các bữa ăn nên cách nhau 2-3 giờ để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Hãy dạy bé nhai kỹ để enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Đảm bảo trẻ uống đủ nước

Nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón. Do đó, với trẻ ngoài 3 cữ sữa mỗi ngày, mẹ nên cho con uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu con không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hay chút nước ép để bé dễ uống hơn.

Đảm bảo trẻ có chế độ vận động thể chất đều đặn và đầy đủ

Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Để giúp con hình thành thói quen vận động lành mạnh, bố mẹ nên cho bé ra ngoài chơi đùa ít nhất 30 phút/ngày. Các hoạt động thể chất phù hợp cho bé bao gồm đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, đạp xe, đá bóng…

Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp trẻ luôn khỏe mạnh

4. Sữa Kid Essentials giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu

Một trong những cách đạt hiệu quả tối ưu cho hệ tiêu hóa ở trẻ em luôn khỏe mạnh, giúp trẻ tăng trưởng tốt là mẹ nên bổ sung sữa Kid Essentials trẻ mỗi ngày.

Để trẻ phát triển toàn diện và khởi đầu cho một tương lai tốt đẹp, các cha mẹ đều chú ý chăm sóc con ngày từ ngày tháng đầu đời. Một trong những thực phẩm bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ hấp thu tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh, một trí não thông minh chính là sữa Kid Essentials.

Sữa Kid Essentials được sáng chế với công thức chuyên biệt, hoàn chỉnh và cân đối giúp trẻ đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.

Với thành phần protein chủ yếu từ nguồn whey protein cao cấp, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu vào cơ thể. Nhờ đó bé tăng trưởng tốt, khỏe mạnh và tăng cân đều đặn. Các bố mẹ chắc đều biết rằng protein trong sữa có hai loại chính là whey và casein. Đạm casein khi bé ăn vào sẽ kết hợp với thành phần acid có trong dạ dày sẽ kết tủa và nằm lại trong dạ dày lâu hơn, còn đạm whey vì luôn luôn ở trạng thái hòa tan nên được tiêu hóa nhanh hơn rất nhiều. Do đó  dạ dày của bé sẽ được làm rỗng nhanh chóng, giảm nguy cơ trào ngược nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé được bảo toàn. Ngoài ra, việc tiêu hóa nhanh chóng cũng giúp bé yêu của bạn tăng cảm giác thèm ăn cho bữa tiếp theo.

Một điểm ưu việt nữa của sữa Kid Essentials là sự có mặt của hai chủng lợi khuẩn Lactobacillus Paracasei và Bifidobacterium Longum. Hai chủng này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột cho bé, nhất là các bé đang hồi phục sau ốm hoặc có điều trị kháng sinh trước đó.

Sữa Kid Essentials

Sữa Kid Essentials còn là nguồn cung cấp chất xơ – một thành phần vô cùng quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, một lần nữa giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa và làm khỏe mạnh hệ vi sinh đường ruột của bé. Một khi hệ vi sinh vật đường ruột của bé khỏe mạnh, bé sẽ có cơ hội phục hồi nhanh chóng, hiện tượng táo bón cũng giảm rõ rệt, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn. Như vậy bé sẽ bắt nhịp nhanh với chu trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ.

Sữa Kid Essentials còn được bổ sung 27 loại Vitamin và khoáng chất vô cùng thiết yếu. Hệ vitamin và khoáng chất này tập trung toàn diện vào thể chất và trí tuệ cho bé yêu của bạn.

Kid Essentials được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại VN thông qua công ty HC Pharma. Sản phẩm được bán rộng rãi trên Tiki, Lazada, chuỗi Con Cưng, Kids Plaza, Amilk.

Nếu mẹ chăm sóc cho hệ tiêu hóa ở trẻ em luôn được khỏe mạnh sẽ giúp trẻ vui khỏe và lớn khôn mỗi ngày. Hy vọng những chia sẻ về 5 cách chăm sóc hệ tiêu hóa ở trẻ em của HC Pharma giúp các mẹ chăm sóc con yêu dễ dàng hơn.

Kid Essentials - Sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao

Xem thêm:

Trẻ Suy Dinh Dưỡng Nên Ăn Gì Để Tăng Cân Chỉ Sau 3 Tháng?

Lưu Ý Khi Dùng Sữa Dành Cho Trẻ Biếng Ăn Hiệu Quả Mẹ Nên Biết

Bí Quyết Giúp Bé Tăng Cân Không Cần Ép Ăn Mẹ Hết Lo

 

 

← Bài trước Bài sau →